Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông.
Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông.
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố: Ninh Bình, Tam Điệp và 6 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
Bản đồ giao thông tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn, vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý lần lượt là Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây là tỉnh nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung và là tỉnh nối liền miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng.
Các điểm cực của tỉnh Ninh Bình:
Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam. Thành phố Tam Điệp cách Thủ đô Hà Nội 105 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.382,1 km², dân số khoảng 982.487 người (Năm 2019), đông thứ 44 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 206.467 người (21%); ở Nông thôn có 776.020 người (79%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 711 người/km².
Địa hình của tỉnh Ninh Bình có thể chia làm 3 vùng:
Vùng đồng bằng: Gồm khu vực Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh.
Vùng đồi núi và bán sơn địa: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với đô cao 648 m.
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.
Vùng ven biển: nằm trên 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 là tỉnh duy nhất ở Bắc Bộ mùa mưa kết thúc muộn hơn cả vào tháng 10; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai cận nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.900 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.
Mô hình phát triển đô thị: Phát triển theo mô hình đa tâm gồm có khu vực đô thị trung tâm (thành phố Ninh Bình, thị trấn Thiên Tôn), các khu vực đô thị phụ trợ như Bái Đính, Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị, vùng cảnh quan di sản văn hóa thiên nhiên, quần thể Tràng An, các vùng sinh thái nông nghiệp.
Vừa qua, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hội Khoa học - Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức trao học bổng Vallet năm 2022 cho học sinh, sinh viên ưu tú trên địa bàn 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Học bổng Vallet là một học bổng có quy mô thuộc loại lớn nhất và hoạt động lâu nhất tại Việt Nam hiện nay. Chương trình học bổng này được hình thành từ sự đóng góp tự nguyện của ông Odon Vallet, Tiến sĩ khoa học trong ngành Luật học Pháp, Giáo sư lịch sử tôn giáo của Đại học Sorbonne (Cộng hòa Pháp), đồng thời là nhà văn viết tùy bút triết luận.
Được kế thừa một gia tài lớn nhưng GS Odon Vallet không sử dụng cho riêng mình mà đem tất cả số tiền ấy gửi ngân hàng và dùng số tiền lãi gửi tiết kiệm thông qua Tổ chức “Gặp gỡ Việt Nam” của vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc để tổ chức trao tặng học bổng cho các bạn trẻ học giỏi ở châu Phi và Việt Nam, kể cả du học sinh Việt Nam tại Pháp. Trong suốt những năm qua, giá trị học bổng không ngừng được nâng cao nhằm hỗ trợ trang trải sinh hoạt trong đời sống và học tập cho từng sinh viên, học sinh.
Ban tổ chức trao học bổng Vallet cho các học sinh, sinh viên ưu tú của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
Trong đợt này, có tất cả 222 em học sinh, sinh viên của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã được nhận học bổng Vallet. Trong đó, Quảng Bình 126 em, Hà Tĩnh 48 em và Quảng Trị 48 em. Mỗi suất học bổng dành cho học sinh là 13 triệu đồng và sinh viên là 26 triệu đồng. Tổng giá trị học bổng 03 tỉnh là 3.146.000.000 đồng. Đây là niềm vinh dự và khích lệ đối với các em học sinh, sinh viên nhằm khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Được biết, đây là năm thứ 22, Tổ chức Khoa học - Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam trao học bổng Vallet. Đợt trao học bổng lần này nằm trong kế hoạch trao học bổng Vallet năm 2022 của Tổ chức Khoa học và Giáo dục Gặp gỡ Việt Nam cho 2.100 học sinh, sinh viên xuất sắc trong cả nước, với tổng giá trị hơn 36 tỷ đồng.