Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF
Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC về người nộp thuế giá trị gia tăng:
Theo đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế như sau:
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
Giá tính thuế giá trị gia tăng = giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Trong đó, giá nhập tại cửa khẩu là giá CIF (giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm).
Như vậy, công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF (Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC):
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu = [Giá CIF + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)] x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Ngoài ra, trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế thuế giá trị gia tăng là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. Cụ thể:
Giá tính thuế giá trị gia tăng = giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF? Công thức xác định giá tính thuế? (Hình từ Internet)
Chủ thể phải nộp thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
Theo điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
Lưu ý: để xác định mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
CIF được viết tắt của Cost, Insurance, Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.
Điều kiện Cif sẽ có nhiều điểm trái ngược so với điều kiện fob, vì thế hai điều kiện này thường được so sánh với nhau. Nếu chọn xuất khẩu theo điều kiện cif, người bán là người chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm. Chi phí có thể tính cho người mua trong số tiền mà người mua thanh toán.
Với điều kiện CIF, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.
Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác.
Người bán và người mua chuyển giao rủi ro và trách nhiệm tại một thời điểm.