Mặc dù Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã quy định khá cụ thể các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện trước, trong và sau khi ký hợp đồng lao động tuy nhiên vì những lý do khách quan hay chủ quan mà nhiều khi họ vẫn vi phạm những quy định đó. Những hành vi vi phạm pháp luật lao động thường gặp nhất là:
Mặc dù Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã quy định khá cụ thể các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện trước, trong và sau khi ký hợp đồng lao động tuy nhiên vì những lý do khách quan hay chủ quan mà nhiều khi họ vẫn vi phạm những quy định đó. Những hành vi vi phạm pháp luật lao động thường gặp nhất là:
Có hai hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt chính gồm có: cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức phạt bổ sung gồm có: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao động, Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
1.3.3. Thẩm quyền xử lý Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có vi phạm về hợp đồng lao động bao gồm:
Theo Nghị định số 113/2004/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động là 01 năm kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính.
Những quy định về thời hiệu xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của việc xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong phần III về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động quy định của Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH ngày 28/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định “trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt”. Liên quan đến vấn đề này có ý kiến cho rằng việc quy định thời hạn như vậy là quá ngắn và khó thực hiện trong thực tiễn bởi tính chất của một cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động không giống thanh tra khác.
Nhiều người sử dụng lao động vì muốn giảm bớt nghĩa vụ đối với người lao động nên đối với những người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 06 tháng thường chỉ thỏa thuận miệng, không có hợp đồng cũng không có văn bản chứng minh. Tuy nhiên, lại có nhiều trường hợp ký liên tiếp nhiều hợp đồng xác định thời hạn dưới 03 tháng để làm một công việc có tính chất thường xuyên, liên tục chỉ để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.
Đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tuy vào tính chất nghiêm trọng của mỗi hành vi vi phạm.
Một số doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền “đặt cọc” thì mới nhận người lao động vào làm. Yêu cầu này, theo họ là nhằm mục đích bảo đảm người lao động thực hiện đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì sẽ lấy tiền đó ra bù vào.
Tại khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 nghiêm cấm: “người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động“. Nếu NSDLĐ có hành vi này có thể bị phạt tiền lên tới 25.000.000 đồng.
Nhiều doanh nghiệp thường trả lương chậm, tự ý khấu trừ lương hoặc không xây dựng thang lương, bảng lương, đưa ra mức lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc giữ lại lương của người lao động. Đối với hành vi vi phạm này, tùy theo từng hành vi và mức độ vi phạm, NSDLĐ có thể bị phạt lên tới 75.000.000 đồng (Điều 13 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế cũng là lúc xuất hiện nhiều việc làm mới và số lượng hợp đồng lao động tăng nhanh. Việc gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động tạo ra mối quan hệ hợp tác, đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là động lực thúc đẩy năng suất, chất lượng hiệu quả công việc tốt hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tình trạng phạm pháp luật lao động đặc biệt là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động vẫn thường xuyên xảy ra, phá vỡ mối quan hệ lao động hài hòa.
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật lao động trên cả nước, số vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chiếm 24,3% tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2005, 26,8% tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2006 và 29,7% tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2007. Số liệu thống kê trên cho thấy vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ngày một gia tăng và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vi phạm pháp luật lao động. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nên sự xáo trộn, mất ổn định của thị trường lao động từ đó tác động xấu tới môi trường đầu tư và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động” có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài trên làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp những giải pháp hữu hiệu, nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật
Việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chưa nhiều. Trong thời gian gần đây, đã có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động nhưng chủ yếu dưới dạng giải thích, bình luận các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề vi phạm pháp luật lao động nói chung và ở góc độ kinh tế – lao động hay quản lý lao động. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ kinh tế “vi phạm pháp luật lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” của ThS. Nguyễn Tiến Tùng, đề tài khoa học cấp Bộ “Vi phạm pháp luật lao động trong doanh nghiệp” của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hay phần III “Xử phạt vi phạm pháp luật lao động” trong Giáo trình Luật lao động xuất bản năm 1999 của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Do vậy, cho đến nay, dường như chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dưới góc độ lý luận và thực tiễn.