Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Mình nhìn tấm lưng mẹ còng xuống nhiều, cũng dễ hiểu ở tuổi 70. Đi cùng nhau mới nhận ra nhiều hơn mẹ mình đã yếu đi nhiều hơn. Mình biết sinh lão bệnh tử là điều không tránh khỏi. Mình không buồn. Vì đơn giản ai cũng sẽ chết, quan trọng chúng ta để lại gì trong đời này.
Mình chẳng để lại được những phát minh, những kỳ quan, những câu nói vĩ mô, mình chỉ muốn qua những chuyến đi cùng gia đình, mình đã để lại những kỷ niệm nho nhỏ, có vui, có bực dọc, nhưng quan trọng là đã có những phút giây bên nhau dù có phải bay xa như vậy.
Sẽ có lúc nào đó ta chết đi, thứ ở lại chẳng phải là những điều vĩ đại, thứ ở lại là kỷ niệm được lồng trong khung hình ký ức.
*Bonus điều thứ 6, đừng mong đi chung với gia đình thì có hình đẹp có mình bên trong.
Không có ảnh đẹp có mình trong đó, nhưng có ảnh đẹp mình chụp cho mọi người. Đó cũng là điều rất đáng trân trọng rồi nhỉ?!!
Japan.net.vn - Những câu chuyện mang tính lịch sử được hé lộ đã toát nên một nét văn hóa đặc trưng chỉ có tại đất nước mặt trời mọc.
Mặc váy ngắn dù mùa đông hay mùa hè đã trở thành nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của các thế hệ nữ sinh Nhật Bản. Nguyên nhân xâu xa của lý do này đó là người Nhật muốn thế hệ trẻ ghi nhớ tới một thời kỳ vô cùng khó khăn của nền kinh tế, thời điểm mà đến nỗi vải sợi cũng là một nguyên liệu cực xa xỉ.
Thói quen này đã phần nào phản ảnh được sự chịu thương, chịu khó của người dân Nhật Bản. Ở thời kì Edo, ngay cả những chiến binh cũng phải mặc áo giáp cùng với chiếc quần ngắn.
Đồng phục sữ sinh với bộ váy "cực ngắn" khá phổ biến tại Nhật Bản
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản là những chiếc váy ngắn được cho ra đời vào khoảng những lăm 1920. Từ đó đến nay đồng phục thủy thủ đã gắn liền với rất nhiều sản phẩm văn hóa của Nhật Bản như manga, anime, game, cosplay...
Ở Nhật, bộ đồng phục nữ sinh cũng là biểu tượng cho sự trưởng thành, giúp người ta gợi nhớ tới những kí ức đẹp thời thanh xuân và được giữ gìn cẩn thận như một kỉ vật. Trải qua chiều dài của lịch sử, ngày nay bộ đồng phục nữ sinh Nhật Bản đã được cách tân hơn xưa rất nhiều, trong đó mức độ “siêu ngắn” của chiếc váy cũng được cách tân qua từng thời kỳ, đã tạo nên trào lưu “kawaii” mà nay đã trở thành văn hóa trong lịch sử Nhật bản.
Thế nhưng cũng rất mong các bạn trẻ Việt Nam không nên bắt trước trào lưu này của giới trẻ Nhật một cách quá đà nhất là mặc váy ngắn trong tiết trời lạnh giá tại miền Bắc để bảo đảm sức khỏe.
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 0979 171 312 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Chuyến đi làm mình phát hiện nhiều thứ mới lạ về gia đình: mẹ ngáy rõ to, chị mình nói quá trời nhiều, anh rể rất thích… ăn, cứ 1 tiếng lại kiếm chỗ ăn. Có những điều nhỏ như vậy, nhưng khi ở chung một nhà, chẳng bao giờ mình để ý, vì chỉ tiếp xúc với nhau vội lắm. Cứ "chào mẹ con đi" "hôm nay có gì ăn" rồi mình lại ra đường, hoặc rút lên phòng riêng. Thế nên mình hạnh phúc khi có 7 ngày ở bên cả nhà suốt, để phát hiện mấy tính xấu dễ thương mà đôi khi ta ngó lơ vì ta sống quá vội.
Khi đi một mình, mình đi nhanh, nhiều với đôi chân đi của tuổi đôi mươi. Nhưng lúc đi với gia đình mình không đi được như vậy. Hai ngày đầu làm mình khó chịu, đôi lúc hơi cáu kỉnh. Chị gái cứ đụng cửa hàng nào cũng sẽ sà vào. Hai đứa cháu cứ thấy gì xinh xinh lại dừng bước. Mẹ mình đi 10 bước nghỉ 1 bước.
Đến ngày thứ 3, mình quen dần, và chấp nhận tốc độ của từng người. Mỗi người có đi chậm, có đi nhanh, mỗi người là một phần của chuyến đi. Mẹ mình 70 tuổi, không thể bay nhảy như thằng nhóc 27. Hai đứa cháu, đứa 7, đứa 10 không thể ép chúng suy nghĩ trưởng thành.
Khi đi cùng nhau, mình nhận ra tốc độ đó, và ghìm mình lại, để có thể hoà vào tốc độ của mỗi người, và để đi được cùng nhau xa hơn. 3 điểm không đi nổi, đi 2 hay thậm chí 1 điểm, miễn là cả gia đình được đi bên nhau thì tốc độ có nhanh, có chậm cũng không quan trọng.
Ngày bé, mình hay tự hỏi sao bố mẹ mỗi lần đi chơi hay cãi nhau. Người này nhìn người kia tranh luận về lịch đi, tiền nong, mình không hiểu. Nhưng giờ hiểu rồi, à, không chỉ hiểu mà thấm thía. Giờ đi mình với chị giống 2 trưởng đoàn đưa con thuyền nhỏ 6 người đi. Hai chị em mình cũng cãi nhau. Áp lực ghê lắm, phải tìm chỗ nào 4 người lớn thích, mà cũng cần đi chỗ nào 2 đứa nhỏ thích nữa. May sao 2 chị em không cãi nhau vụ tiền bạc, nhưng lịch trình thì liên tục.
Đó giờ, mình đi cho mình, mình chỉ cần có trách nhiệm với bản thân, đi những nơi mình muốn nhất và thật dễ dàng vì mình hiểu rõ chính mình. Nhưng đi cùng gia đình, mình tập được cách đi có trách nhiệm. Mình hỏi nhiều câu hỏi hơn, để xem mọi người thích gì, đôi khi phải hỏi từng người. Vì có khi chỉ cần lựa chọn một nơi không phù hợp cũng đủ làm cả nhà không vui. Trách nhiệm khó lắm phải đâu chuyện đùa.
Lúc đi, mình vui vì được khám phá những thành phố mới là 5, còn sung sướng vì mọi người thích một quán ăn, một điểm tham quan do mình dẫn đến là 10.
Vui nhất khi thấy 2 đứa cháu chạy qua lại ném tuyết, rồi mình cũng tham gia theo.
Vui khi anh rể với bà chị thích quán sushi mình vô tình dẫn qua Toyama.
Vui khi thấy mẹ cười hồn nhiên như đứa trẻ khi bước vào teamLab đèn chiếu chiếu đã mắt (nhưng sau đó lại đòi ra sớm vì sợ bóng tối hihi).
Tự nhiên, cảm giác ích kỷ phải đi vì mình thích đi biến mất. Mình nhận ra mình "selfless" nhiều hơn một chút, vì người nhiều hơn. Tết này mình chẳng có lì xì, nhưng mình biết mình trưởng thành thêm chút nữa.