Dịch vụ tiêu dùng bao gồm rộng khắp các nhóm ngành phục vụ đời sống: bán buôn, bán lẻ; sửa chữa; du lịch, nhà hàng, khách sạn; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; công nghệ; truyền thông…
Dịch vụ tiêu dùng bao gồm rộng khắp các nhóm ngành phục vụ đời sống: bán buôn, bán lẻ; sửa chữa; du lịch, nhà hàng, khách sạn; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; công nghệ; truyền thông…
Cơ cấu ngành dịch vụ được phân loại thành nhiều lĩnh vực và dịch vụ tiêu dùng là một trong số những lĩnh vực đó. Vì vậy, muốn hiểu được dịch vụ tiêu dùng là gì, ta cần phải định nghĩa được dịch vụ là gì.
Luật Giá 2012 quy định tại khoản 2 Điều 4 về khái niệm dịch vụ như sau:
Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Tiếp theo, về định nghĩa “tiêu dùng”: Có thể hiểu đơn giản tiêu dùng là quá trình con người sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm, các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
Tiêu dùng bao hàm mọi hoạt động mua sắm và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ đời sống của con người như: đồ dùng gia đình, thực phẩm, áo quần, sản phẩm công nghệ, đồ điện tử, các gói chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, du lịch,...
Tóm lại, là một thành phần của ngành dịch vụ, dịch vụ tiêu dùng cũng mang bản chất dịch vụ, có thể định nghĩa về dịch vụ tiêu dùng như sau: Dịch vụ tiêu dùng là hàng hóa mang tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn liền nhau, bao gồm các loại hình dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng.
Một vài ví dụ về các loại hình dịch vụ tiêu dùng bao gồm có:
Các dịch vụ sửa chữa nhà, máy móc, ô tô, xe máy
Dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn
Các loại hình chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, thể thao
Các dịch vụ cung cấp giải pháp giáo dục,...
Tương tự các khối ngành khác, ngành dịch vụ cũng có những điểm đặc trưng riêng.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất và được nhắc đến trong hầu như mọi định nghĩa liên quan đến dịch vụ là tính vô hình. Các hoạt động hay sản phẩm dịch vụ là hàng hóa phi vật chất, không thể trải nghiệm hay nhận biết bằng các giác quan thông thường.
Ví dụ: Bạn chi trả học phí cho một khóa học vẽ, kiến thức được bên bán cung cấp cho bạn trong khóa học đó sẽ giúp bạn vẽ được các bức tranh. Kiến thức bạn được cung cấp kể trên là cái vô hình, bạn không thể xác định bằng cách nhìn, nghe hay chạm vào.
Quá trình bạn mua dịch vụ giáo dục là khóa học vẽ, đến khi ứng dụng các kiến thức học được tạo nên những bức tranh, đã thể hiện đặc tính vô hình của dịch vụ.
Không như các ngành sản xuất khác, sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, nên việc lưu trữ loại sản phẩm này trong kho, bãi là điều hoàn toàn không thể.
Đặc điểm này vừa là điểm cộng, vừa là thách thức đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ.
Điểm cộng: Các đơn vị cung cấp dịch vụ không cần phải bận tâm đến vấn đề kho bãi, điều kiện bảo quản, lưu trữ sản phẩm và có thể tận dụng chi phí vận hành kho bãi để nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách đầu tư vào hệ thống quản lý, nhân công,...
Thách thức: Nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng thường mang tính thời điểm, do đó, vào thời gian cao điểm, các đơn vị cung cấp dịch vụ buộc có sự chuẩn bị về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu người dùng tăng cao; đồng thời, đối mặt với việc giải quyết, cân đối lại chi phí và nhân lực khi những thời điểm này qua đi.
Ví dụ: Vào các dịp lễ, tết, nhu cầu đi lại lớn, các công ty mua hộ vé máy bay, vé tàu, xe phải tăng cường hệ thống thông tin, nhân viên chăm sóc khách hàng để đảm bảo săn được vé rẻ cho khách, cũng như hỗ trợ khách hàng đổi trả vé, giải quyết các vấn đề phát sinh về hành lý, thủ tục với các đơn vị vận chuyển.
Khi lễ, tết hoàn toàn qua đi, nhu cầu đi lại giảm, các công ty mua hộ vé sẽ phải cân đối lại nguồn nhân lực và phương hướng hoạt động, hoặc kết hợp với các công ty du lịch tổ chức các tour du lịch giá rẻ trong năm để kích thích nhu cầu đi lại của khách hàng,...
Thông thường, các loại hình sản xuất sản phẩm hữu hình sẽ trải qua 3 quá trình cơ bản: sản xuất sản phẩm ở nhà máy, lưu kho sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra một cách đồng thời, liên kết chặt chẽ với nhau dưới sự tham gia của khách hàng.
Ví dụ: Khi bạn đặt tiệc cho lễ cưới tại nhà hàng, sản phẩm bạn đang mua là dịch vụ cưới bao gồm không gian tổ chức ăn uống, bàn tiệc, MC tiệc cưới,...
Nhà hàng sẽ đảm bảo tổ chức cho bạn một buổi tiệc như ý, bằng cách cung cấp không gian tổ chức, nhân viên phục vụ,... giúp bạn lưu giữ kỷ niệm trong ngày trọng đại của mình.
Bạn sẽ phải tham gia vào quá trình hoạch định cho lễ cưới cùng các bộ phận liên quan của nhà hàng: xác định thời gian diễn ra buổi lễ, kịch bản xuyên suốt của lễ cưới, chọn món ăn,...
Đến đúng thời gian đã lên kế hoạch, lễ cưới của bạn diễn ra, tức là quá trình cung cấp dịch vụ của nhà hàng và quá trình tiêu thụ - trải nghiệm tham gia lễ cưới của các vị khách đồng thời diễn ra.
Quá trình này chứng minh sự kết nối chặt chẽ giữa phía cung cấp dịch vụ và người sử dụng trong sản xuất và tiêu thụ dịch vụ.
Sản phẩm được tạo ra bởi ngành dịch vụ thường không đồng nhất về chất lượng. Tùy vào người cung cấp, thời gian, địa điểm, mà dịch vụ được tạo ra sẽ khác nhau.
Hơn nữa, tùy mục đích sử dụng, mức độ kỳ vọng, mong muốn của người dùng, mà chất lượng dịch vụ được đánh giá đa dạng ở nhiều mức độ và khía cạnh.
Ví dụ: Khi bạn sử dụng các gói cước viễn thông tại các tỉnh, thành phố lớn, tốc độ mạng thường khá ổn định. Tuy nhiên, cùng một gói cước đó, khi bạn phải đi công tác đến các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, tốc độ truy cập mạng lại chậm hơn đáng kể, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.
Hoặc ở 2 gói cước cùng băng thông, nhưng nhà cung cấp A lại cho bạn trải nghiệm truy cập ổn định hơn nhà cung cấp B.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi “
các nhóm ngành nào?” và hiểu thêm về ngành dịch vụ tại Việt Nam. Thường xuyên theo dõi chúng tôi để xem thêm nhiều bài viết khác bạn nhé!
PGS-TS Nguyễn Văn Thư – Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Giao thông vận tải là một ngành đặc thù, vừa trực tiếp tham gia quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội, vừa thực hiện chức năng chủ đạo của mình là giữ cho huyết mạch giao thông của cả nước luôn được thông suốt.
Ngành giao thông vận tải đào tạo 5 lĩnh vực cơ bản là: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thuỷ, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).
Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm phát triển một cách toàn diện lĩnh vực giao thông vận tải, các trường đào tạo đã phối kết hợp để tổ chức đào tạo các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác như điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế… thành những chuyên ngành đặc thù của lĩnh vực giao thông, đáp ứng nhu cầu và tránh sự lệ thuộc vào trương trình và chỉ tiêu đào tạo của các đơn vị khác.
Trong ngành Giao thông vận tải có nhiều vị trí làm việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.
Ngành Giao thông vận tải luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.
Hiện ở khu vực TP.HCM có một số đào tạo nhóm ngành này như Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải – Cơ sở 2, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Học viện Hàng không VN, Trường CĐ Giao thông vận tải TP.HCM, Trường CĐ Giao thông vận tải 3…
* Việt Nam là một quốc gia biển. Nhiều cơ quan truyền thông và chuyên gia kinh tế từng nhận định "Đến 2050, phân nửa GDP của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào biển". Vì thế, em dự định sẽ đăng kí vào ngành kinh tế vận tải biển. Thầy tư vấn cho em với. Cho em hỏi ngành này là ngành kỹ thuật, kinh tế hay thuộc nhóm ngành nào khác? (ngominhchien…@gmail.com)
PGS-TS Nguyễn Văn Thư: Việt Nam đã có Chiến lược phát triển kinh tế biển từ năm 2008. Chuyên ngành kinh tế vận tải biển nằm trong số những chuyên ngành chính phục vụ cho Kinh tế biển và chỉ được đào tạo tại hai trường trong cả nước nên em chọn học ngành này sẽ có cơ hội tim việc tốt trong bối cảnh nền kinh tế biển của thế giới và VN đang phục hồi.
Kinh tế vận tải biển là chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật, tức là có những môn học về kỹ thuật công trình cảng biển, đóng tàu và địa lý hàng hải cộng với những mô về quả trị kinh doanh trong vận tải biển như quản lý đội tàu biển, tàu sông, quản lý cảng biển, dịch vụ giao nhận và kho vận v.v. Hiên nay trường cấp bằng cho sinh viên hệ này là Kỹ sư kinh tế.
* Em đang học cao đẳng ngành xây dựng dân dụng và năm nay em định thi liên thông, nhưng em không biết năm 2013 Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM lấy điểm chuẩn là bao nhiêu. Em xin chân thành cảm ơn. (pcttrung…@gmail.com.vn)
PGS-TS Nguyễn Văn Thư: Nếu em đang học cao đẳng mà muốn thi liên thông thì phải thi cùng với đợt thi đại học khối A hoặc A1. Năm 2013 điểm trúng tuyển hệ liên thông tại trường chỉ bằng điểm sàn. Trân trọng.
* Em chào thầy, thầy có thể cho em biết rõ hơn về việc làm sau khi ra trường của ngành cơ khí chế tạo máy và tương lai của ngành. Và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có chuyên ngành gì của ngành cơ khí và việc làm sau khi ra trường? (quoclinhnql@...)
PGS-TS Nguyễn Văn Thư: Cơ khí chế tạo máy là ngành công nghiệp chủ chốt mà Việt Nam đang ra sức phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Một số công việc có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy gồm:
-Làm trợ giảng, nhân viên nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và các viện liên quan;
- Làm nhân viên kỹ thuật (kỹ sư), quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ quan, tổ chức, nhà máy, công ty liên quan đến ngành cơ khí nói chung và công nghệ chế tạo mày nói riêng.
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Làm kỹ sư bán hàng cho các công ty chế tạo các sản phẩm cơ khí.
Tham gia các nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có nhiều chuyên ngành của ngành cơ khí như: vận hành và khai thác máy tàu thủy; Đóng tàu thủy; Cơ khí ô tô; Cơ giới hóa xếp dỡ cảng biển; Máy xây dựng. Các ngành này đều có cơ hội việc làm khá tốt sau khi ra trường.
Ngành Môi trường gồm nhóm ngành nào ? Học ngành Môi trường và bảo vệ hành tinh là một tiêu đề rất ấn tượng và sâu sắc nhằm tạo dấu ấn xanh chứa đựng một thông điệp lớn về tầm quan trọng khi sinh viên học ngành Môi trường để đóng góp kiến thức, kỹ năng vào công việc bảo vệ hành tinh chúng ta đang sống.
Ngành Môi trường bao gồm một loạt các lĩnh vực, mỗi lĩnh vực đều có mục tiêu và phạm trù riêng biệt. Dưới đây sẽ liệt kê một số nhóm ngành thuộc lĩnh vực môi trường để sinh viên có cơ hội lựa nghề nghiệp đa dạng.
Quản lý Môi trường: Tập trung vào việc phát triển và triển khai các chính sách, quy định và biện pháp quản lý môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
Khoa học Môi trường: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời tìm kiếm giải pháp bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái.
Bảo tồn và Đa dạng sinh học: Tập trung vào việc bảo vệ các khu vực và sinh vật hoang dã, duy trì đa dạng sinh học và giám sát các loài nguy cấp.
Xử lý Chất thải: Điều tra và triển khai các phương pháp tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kỹ thuật Môi trường: Tập trung vào việc phát triển công nghệ và kỹ thuật thân thiện với môi trường, như năng lượng tái tạo và công nghệ xử lý nước.
Địa lý Môi trường: Nghiên cứu về các yếu tố địa lý và địa chất ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời phân tích sự thay đổi trong cảnh quan tự nhiên.
Tài nguyên Môi trường: Nghiên cứu và quản lý việc sử dụng tài nguyên tự nhiên, bao gồm đất, nước, rừng và khoáng sản.
Quan trắc Môi trường: Giám sát và đánh giá chất lượng môi trường, như chất lượng không khí, nước, và đất, để phát hiện sớm các vấn đề và ứng phó kịp thời.
Chính sách và Kinh tế Môi trường: Tập trung vào nghiên cứu và phát triển chính sách, kế hoạch và các giải pháp kinh tế để thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Giáo dục Môi trường: Tạo ra các chương trình giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức về môi trường và tạo lên tinh thần bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Điểm nhấn về việc học ngành Môi trường và bảo vệ hành tinh thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa việc học tập và sứ mệnh bảo vệ môi trường. Việc học ngành Môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà còn hướng dẫn cách ứng dụng kiến thức đó để bảo vệ hành tinh và xây dựng một tương lai bền vững đóng góp tích cực công cuộc bảo vệ và chăm sóc hành tinh mà chúng ta yêu thương.