Ptit Thương Mại Điện Tử

Ptit Thương Mại Điện Tử

Ngành Thương mại điện tử nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành quá trình kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử 1. Mã ngành: 7340122 2. Khối lượng chương trình: 130 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm) 3. Chi tiêu: - Năm 2023: - Năm 2022: 120 - Năm 2021: 110 4. Điểm trúng tuyển: - Năm 2022: 26,35 - Năm 2021: 26,50 5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán - Văn - Anh (D01)

Ngành Thương mại điện tử nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành quá trình kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử 1. Mã ngành: 7340122 2. Khối lượng chương trình: 130 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm) 3. Chi tiêu: - Năm 2023: - Năm 2022: 120 - Năm 2021: 110 4. Điểm trúng tuyển: - Năm 2022: 26,35 - Năm 2021: 26,50 5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán - Văn - Anh (D01)

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành (Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ )

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau: - Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện tử / doanh nghiệp sở hữu website TMĐT bán hàng: chuyên viên hoặc quản lý hoạt động cung ứng điện tử, bán hàng trực tuyến, marketing điện tử, logistics điện tử, thanh toán điện tử, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị và vận hành hệ thống bán hàng đa kênh, xây dựng và phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp. - Tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT: chuyên viên hoặc quản lý phụ trách tư vấn, triển khai các giải pháp kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp khác (B2B); tư vấn, triển khai giải pháp phát triển hệ thống thông tin kinh doanh, quản trị cơ sở dữ liệu kinh doanh. - Viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và kinh tế số; - Nhà sáng lập doanh nghiệp kinh doanh điện tử; - Nghiên cứu, giảng dạy ngành TMĐT, kinh doanh số tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng.

- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành; - Học phí theo tín chỉ năm 2022: 615.000 đ/tín chỉ. Ghi chú: - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ. - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh văn (D01 – khối D1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Với sự bùng nổ của internet và thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam giờ đây có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng Hoa Kỳ. Chi nhánh thương vụ Việt nam tại Houston biên soạn tài liệu hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thông qua kênh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam muốn bán hàng trực tuyến vào Hoa Kỳ

Thương mại điện tử liên quan đến việc mua hoặc bán sản phẩm và dịch vụ qua internet. Việc mua bán này có thể sử dụng một website, chợ trực tuyến (marketplace) như amazon, ebay,.. hoặc các trang truyền thông và mạng xã hội để bán cho khách hàng ở nước ngoài.

Cơ hội bán hàng trực tuyến là rất lớn và ngày càng tăng. Doanh nghiệp có thể bán hàng tới trực tiếp người tiêu dùng mà không cần phải qua các kênh phân phối truyền thống. Bằng cách bán hàng trực tuyến, các công ty Việt Nam có thể:

- Tìm kiếm khách hàng mới ở thị trường nước ngoài

- Tiếp cận thị trường mới với chi phí thấp

- Kiểm soát được thời điểm bán hàng và sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.

- Nhận tiền trước, hạn chế các rủi ro liên quan đến thanh toán

3. Phương thức phát triển chiến lược thương mại điện tử

Nếu doanh nghiệp thấy thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp nên xem xét xây dựng một chiến lược thương mại điện tử để giúp doanh nghiệp thành công và bảo đảm tính cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể cân nhắc một số điểm sau đây trong hoạch định chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua con đường thương mại điện tử

Doanh nghiệp cần biết rõ việc bán hàng hay sự hiện diện trực tuyến của mình phải đạt được điều gì? Doanh nghiệp tìm cách bán hàng trực tuyến, hay chỉ để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình?

Thiết lập một cơ sở bán hàng trực tuyến có thể mất thời gian. Vì vậy doanh nghiệp cần làm rõ những tài nguyên nào doanh nghiệp sẽ cần quản lý cho đến khi bắt đầu có lợi nhuận?

Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai: là các doanh nghiệp khác? người tiêu dùng trẻ? Người lớn tuổi? Vùng địa lý mà doanh nghiệp muốn nhắm tới? Đặc điểm văn hóa tiêu dùng. (Cần lưu ý Hoa Kỳ rất rộng lớn với nhiều vùng khí hâu khác nhau, nhiều sắc tộc khác nhau do đó thói quen tiêu dùng cũng có thể khác nhau). Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu ai là đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp, và điều gì khiến họ thành công trong kinh doanh trực tuyến?

Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh hay kế hoạch quảng bá trực tuyến của mình.

Doanh nghiệp cần quyết định những tính năng mà doanh nghiệp muốn trang web của mình phải có trước khi tham khảo ý kiến một nhà phát triển web chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Cần lưu ý Website có cần thân thiện với thiết bị di động hay không? Hay có cần có một ứng dụng riêng không?

Chọn một kênh kết hợp mà phù hợp với doanh nghiệp

Có 4 kênh chính để bán hàng thông qua thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng một hoặc kết hợp những phương thức sau:

- Website: các doanh nghiệp có thể tự xây dựng và sử dụng trang web của doanh nghiệp mình để quảng bá sản phẩm, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp hoặc dùng chính website đó để bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Website có thể đặt host tại Việt Nam, Hoa Kỳ hay một nước thứ ba và nên được thiết kế bởi các nhà phát triển web chuyên nghiệp.

- Các chợ trực tuyến: đối với các doanh nghiệp nhỏ, chợ trực tuyến cung cấp một “cánh cổng” hữu ích để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng doanh thu trong khi giảm thiểu rủi ro. Các chợ trực tuyến nổi tiếng của Hoa Kỳ có thể kể đến như Amazon, Ebay, Fruugo,…

- Nhà phân phối là bên thứ ba: Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua các trang web của bên thứ ba, sử dụng các mạng tiếp thị và bán hàng hiện có. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng Amazon như một chợ trực tuyến để bán các sản phẩm của mình, nhưng mặt khác, doanh nghiệp lại có thể sử dụng Amazon như một kênh làm dịch vụ phân phối cho doanh nghiệp. Lúc này hoàng hóa sẽ được chỉ dẫn: “phân phối bởi Amazon”

- Mạng xã hội: có thể hữu ích để tăng sự hiện diện và quảng bá trên thị trường của doanh nghiệp. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể xây dựng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu hoặc thậm chí bán trực tiếp cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể thuê một công ty tiếp thị địa phương có hiểu biết và có sự nhạy cảm với văn hóa địa phương cho việc quản lý mạng xã hội 4. Thương mại điện tử ở Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quê hương và là nơi có thị trường thương mại điện tử tinh vi nhất thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2018, khách hàng Mỹ đã tiêu 517,36 tỷ USD cho việc mua sắm online với tổng giá trị hàng hóa được bán trực tuyến đạt khoảng 3.63 nghìn tỷ USD. Giá trị mua hàng trực tuyến tăng khoảng 15% mỗi năm. Hiện tại ở Hoa Kỳ, rất nhiều cửa hàng, chuỗi bán lẻ truyền thống đã đóng cửa do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Chợ bán lẻ trực tuyến chiếm 14.3% tổng lượng bán lẻ và liên tục tăng trưởng trong các năm gần đây.

Các số liệu trên cho thấy thương mại điện tử cung cấp một tiềm năng tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để tăng doanh thu thông qua xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ qua con đường này.

Các doanh nghiệp cần cân nhắc các chiến lược tiếp thị, thanh toán, tính hiệu quả, thuế và các khoản phí khác. Đây là một phần không thể tách rời cho chiến lược thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có một chiến lược tiếp thị rõ ràng, có tính đến các yếu tố địa phương của nhóm khách hàng mục tiêu. Khi tiếp thị hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần phải cung cấp chi tiết và rõ ràng các nội dung sau:

- Phương thức thanh toán và giao hàng;

- Các bước liên quan đến việc đặt hàng;

- Tổng chi phí đơn hàng (bao gồm giá hàng hóa, giá vận chuyển, thuế và các phụ phí nếu có) hoặc phương cách tính chi phí giao hàng;

- Các điều kiện và thời gian tối thiểu cho một đơn hàng.

Ngoài ra, cần bổ sung các yếu tố sau:

- Doanh nghiệp có thể sử dụng các trang truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc YouTube để quảng bá sản phẩm của mình và phát triển cơ sở khách hàng ở Hoa Kỳ

- Khuyến khích sử dụng phiếu giảm giá, khuyến mại và khuyến mại bán chéo (nghĩa là mua mặt hàng này thì có thể được giảm giá mặt hàng khác mà doanh nghiệp bán kèm nếu trong cùng một đơn hàng) - những phương thức này có sức hấp dẫn đặc biệt với khách hàng Mỹ.

- Cung cấp trải nghiệm của khách hàng tin cậy đối với sản phẩm của doanh nghiệp - bao gồm cung cấp dịch vụ khách hàng trực tiếp nếu có thể

Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu sử dụng thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card) và PayPal để thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, American Express, Discover Card và các loại thẻ thanh toán địa phương cũng rất phổ biến (thẻ thanh toán địa phương là các thẻ tín dụng do các công ty, nhà bán lẻ phát hành, như thẻ tín dụng của Amazon, Costco, HEB, macy…). Các doanh nghiệp cần cố gắng cung cấp phạm vi thanh toán tùy chọn rộng nhất có thể.

Công đoạn hoàn tất: giao nhận hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Để Thực hiện đơn hàng, cần lưu ý một số điểm sau

- Cân nhắc sử dụng một chợ trực tuyến có thể xử lý việc vận chuyển (ví dụ như Amazon) hoặc sử dụng công ty dịch vụ hậu cần là bên thứ ba để quản lý việc giao hàng và trả lại sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay Amazon đã ký kết hợp tác với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán hàng trên Amazon, bao gồm cho thuê kho và sử dụng dịch vụ vận chuyển của Amazon. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo và làm việc với các công ty giao nhận để vận chuyển hàng hóa của mình tới tay người mua hàng Hoa Kỳ.

- Lưu ý các điều kiện cụ thể về bán hàng trực tuyến, các điều kiện trả lại/miễn trả lại, khuyến cáo rõ ràng để khách hàng biết trước khi đặt lệnh mua. Trước khi đặt lệnh mua, doanh nghiệp cần làm rõ:

+ Khách hàng phải trả tiền trước mới chấp nhận đơn hàng

+ Phương thức thanh toán (các loại thẻ có thể được chấp nhận), các lựa chọn về phương thức giao hàng (nhanh, chậm,..) và giá cả

+ Liệt kê các bước liên quan đến việc khách hàng đặt hàng

+ Cho phép khách hàng sửa lỗi trong quá trình đặt hàng nếu họ có nhầm lẫn

+ Đảm bảo khách hàng có thể lưu trữ các điều khoản đặt hàng và hóa đơn như cho phép họ in ra file, ra máy in

+ Cho địa chỉ email để có thể liên hệ

+ Mô tả hàng hóa rõ ràng, trung thực

+ Tổng chi phí: bao gồm giá hàng hóa, giá vận chuyển và thuế,…

- Sau khi đặt hàng, doanh nghiệp nên:

+ Xác nhận đơn hàng đã đặt càng sớm càng tốt qua email, và nhất thiết phải sớm hơn thời gian giao hàng

+ Cung cấp bản sao hợp đồng, đơn hàng qua email và các định dạng khác miễn là có thể lưu giữ để tham chiếu trong tương lai hoặc cho các tranh chấp nếu có sau này

+ Nếu có thể được, có thể cung cấp hành trình giao hàng và thời gian dự kiến hàng đến tay người nhận

Thuế, phí hải quan và các phụ phí

Hàng hóa của doanh nghiệp sẽ cần một số tài liệu liên quan và phải chịu thuế hải quan và thuế bán hàng (sale tax) khi hàng được chuyển tới tay người mua

Doanh nghiệp có thê tham khảo mức thuế quan của Hoa Kỳ tại đây

Doanh nghiệp có thể thuê các công ty làm dịch vụ hậu cần có giấy phép (broker) hoặc làm việc với các đại lý thông quan tại cửa khẩu mà hàng hóa của doanh nghiệp sẽ nhập cảnh. Các đại lý và công ty dịch vụ này sẽ thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục hải quan, nộp các giấy tờ cần thiết và thanh toán thuế, phí. Doanh nghiệp có thể tra cứu các đại lý thông quan tại đây:

Hệ thống thuế của Mỹ rất phức tạp. Mặc dù Hoa Kỳ không có thuế giá trị gia tăng (VAT), nhưng hàng hóa sẽ chịu thuế bán hàng (sales tax). Sales tax ở mỗi bang là khác nhau, người mua hàng sẽ phải trả thuế này theo mức thuế của tiểu bang mà hàng hóa được yêu cầu gửi đến nếu doanh nghiệp có sự hiện diện vật lý (văn phòng, kho bãi) tại tiểu bang của người mua hàng. Ví dụ người mua hàng ở bang Texas khi mua hàng online sẽ chịu mức thuế của tiểu bang là 8,25% nếu người bán hàng có văn phòng, kho bãi tại Texas. Tuy nhiên người mua hàng sẽ không phải trả mức thuế này nếu người bán hàng không có hiện diện vật lý (văn phòng, kho bãi) tại bang. Một số tiểu bang của Mỹ như Alaska, Delaware, Montana, New Hampshire và Oregon không áp thuế bán hàng (sales tax bằng 0).

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các trang thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử khác nhau có các quy tắc khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp cần lưu ý đăng ký bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp mình tại quốc gia mà doanh nghiệp bán hàng và sản xuất (Việt Nam và Hoa Kỳ), kể cả qua kênh thương mại điện tử.

Luật pháp Hoa Kỳ cho phép thời gian ân hạn một năm để một nhà phát minh đăng ký bằng sáng chế kể từ ngày công bố công khai. Ở Mỹ, việc đăng ký bản quyền được khuyến nghị nhưng không bắt buộc đối với bản quyền đã được công bố hoặc chưa được công bố. Các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các tài liệu và thương hiệu có bản quyền của doanh nghiệp mình không bị lạm dụng. Doanh nghiệp cũng nên kiểm tra các sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán không vi phạm bản quyền hiện có ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần lưu ý tính bảo mật thông tin khách hàng và không được chuyển thông tin cá nhân của khách hàng Hoa Kỳ cho một bên thứ ba, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các ràng buộc pháp lý về vấn đề này.

Tiếp cận một thị trường mới nhiều cạnh tranh luôn gặp nhiều bỡ ngỡ ban đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp từ các cơ quan chính phủ, các hiệp hội, các cơ quan thương mại cũng như các chương trình hỗ trợ thông quan hội thảo, tập huấn và học hỏi từ các doanh nghiệp, bạn hàng đã có kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang kết hợp ngày càng nhiều thương mại điện tử. Cách chúng ta mua sắm và kinh doanh đã thay đổi trong vài thập kỷ qua. Mặt khác, HAXUVINA mang lại cho người mua và người bán trực tuyến sự tự tin để mua và bán những sản phẩm họ thích. Hơn nữa, trong suốt các lễ hội quan trọng như Tết Nguyên Đán, Quốc tế Phụ Nữ, Giỗ tổ Hùng Vương, Giải phóng miền Nam 30 - 04,... chúng tôi có những chương trình khuyến mãi và ưu đãi lớn với những ưu đãi và giảm giá hấp dẫn dành cho khách hàng. Ngoài ra, dưới dạng tùy chọn cho các sự kiện nhỏ hơn, chúng tôi cũng cung cấp cho khách hàng các ưu đãi "Ưu đãi hàng ngày" & "Thành viên mới" trên HAXUVINA của chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo rằng mọi nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau trong HAXUVINA đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu để duy trì niềm tin và độ tin cậy của khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng Thương mại điện tử dễ sử dụng, bạn có thể thấy HAXUVINA có giá trị hơn nhiều cho thói quen thường ngày của bạn. HAXUVINA cung cấp các danh mục mặt hàng khác nhau, ví dụ: Hồng Sâm, Hắc Sâm, Nấm Ninh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, Nhung Hươu với chi phí tốt nhất của thương hiệu hàng đầu như Ginseng King, KGF,...

Thương mại điện tử là một cụm từ quen thuộc trong thời đại ngày nay. Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Với sự phát triển từng ngày của công nghệ thông tin, thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là việc mua sắm trực tuyến, mà còn là một cuộc cách mạng trong thế giới kinh doanh hiện đại.

Ngành Thương mại điện tử là một trong số những ngành học mới của trường Đại học Thăng Long, đào tạo cập nhật theo xu thế thị trường, giúp người học không chỉ phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp đồng thời còn là cách thức để vận hành, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trên nền tảng số.

Chuyên ngành này đào tạo những người có kiến ​​thức về quản lý, kinh tế, luật, máy tính, thương mại điện tử, v.v., có tinh thần nhân văn, hiểu biết khoa học và liêm chính, có khả năng tham gia thiết kế web website, xây dựng và bảo trì website, hàng hóa doanh nghiệp và dịch vụ trong các doanh nghiệp và tổ chức Các tài năng ứng dụng và tổng hợp trong lập kế hoạch tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý dự án thương mại điện tử, lập kế hoạch và vận hành các hoạt động thương mại điện tử, v.v.

Sinh viên của chuyên ngành này chủ yếu học các lý thuyết cơ bản và kiến ​​thức cơ bản về máy tính và quản trị kinh doanh, được đào tạo cơ bản về phát triển, ứng dụng và quản lý kỹ thuật hệ thống thương mại điện tử và thành thạo khả năng cơ bản để phân tích và giải quyết điện tử vấn đề thương mại.

Sinh viên tốt nghiệp cần có kiến ​​thức và khả năng trong các lĩnh vực sau:

1. Nắm vững các lý thuyết cơ bản và kiến ​​thức cơ bản về quản lý, kinh tế, máy tính, thương mại điện tử;

2. Nắm vững các phương pháp phân tích định tính và định lượng các vấn đề thương mại điện tử, có khả năng thiết kế và phát triển hệ thống thương mại điện tử;

3. Sở hữu khả năng diễn đạt ngôn ngữ vững vàng, khả năng thu thập thông tin, phân tích thông tin và khả năng cơ bản để phân tích và giải quyết các vấn đề thương mại điện tử;

4. Am hiểu các chủ trương, chính sách, quy định trong và ngoài nước và các thông lệ quốc tế liên quan đến thương mại điện tử;

5. Hiểu được biên giới lý thuyết và xu hướng phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử;

6. Nắm vững các phương pháp cơ bản về truy xuất tài liệu và truy vấn dữ liệu, có kỹ năng nghiên cứu khoa học và làm việc thực tế nhất định, có kỹ năng tư duy phản biện nhất định.

Quản trị kinh doanh, máy tính, kinh tế.

Tiếp thị, giới thiệu về thương mại điện tử, nền tảng và thực hành tiếp thị mạng, thực hành viết tiếp thị thương mại điện tử, thực hành quản lý thương mại điện tử, ERP và quản lý quan hệ khách hàng, xây dựng trang web thương mại điện tử, v.v.

Liên kết giảng dạy thực tế chính:

Thực tập chuyên môn (bao gồm thực tập theo khóa học, thực tập tốt nghiệp, v.v.).

Thí nghiệm nghiệp vụ chính: thí nghiệm mô phỏng thương mại điện tử.