Còn nguồn chủ yếu của Luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
Còn nguồn chủ yếu của Luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác nhau. Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý; còn quy định thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động.
Xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, do đó, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp.
Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau:
– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động;
– Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
– Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
– Được sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc;
– Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Còn nguồn chủ yếu của luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
Luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản, đó là:1. Nguyên tắc bảo vệ người lao động;2. Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động;3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội;4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;5. Nguyên tắc tự do lao động , tự do việc làm và tuyển dụng lao động.
“Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Có hai loại nguồn chính của pháp luật nói chung cũng như luật Lao động nói riêng bao gồm:
Tùy vào căn cứ và từng trường hợp ta sẽ phân biệt thuộc loại nguồn nào. Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam, ta cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó. Theo đó, nguồn nội dung của pháp luật được xem là căn nguyên khởi nguồn, là xuất xứ của pháp luật bởi bởi lí do nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật. Trong khi đó, nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế. Thế nhưng, sự phân chia này trên thực tế chỉ có tính chất tương đối.
Theo đó, tương tự, nguồn của Luật lao động là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Nguồn của luật lao động tiếng anh là “Sources of labor law”.
Tùy vào tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao động, Nhà nước quy định chế độ tiền lương hợp lý và thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (i) Lao động có trình độ chuyên môn cao, thành tạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì được trả công cao và ngược lại; (ii) Những lao động có trình độ ngang nhau phải được trả ngang nhau.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc được trả lương và hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận, pháp luật lao động cũng quy định những biện pháp bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương của người lao động.
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề; nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
“a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Các quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc. Đặc biệt, đối với lao động nữ sẽ không có sự phân biệt, đối xử nào so với lao động nam.
Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc.