Ảnh Hà Nội Thời Xưa

Ảnh Hà Nội Thời Xưa

Triển lãm có sự tham gia của nhiều lãnh đạo trong và ngoài nước. Phía nước ngoài có ông Marcus Winsley, Phó đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam. Phía Việt Nam có ông Phạm Đình Phong, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Hà Nội.

Triển lãm có sự tham gia của nhiều lãnh đạo trong và ngoài nước. Phía nước ngoài có ông Marcus Winsley, Phó đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam. Phía Việt Nam có ông Phạm Đình Phong, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Hà Nội.

Du khách tham quan triển lãm ảnh "Hà Nội - một thời để nhớ".

“Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, nhưng tôi không cho phép mình quên đi vẻ đẹp xưa cũ, tinh hoa của Hà Nội. Qua thời gian, tôi đã thực hiện những bộ ảnh ghi lại vẻ đẹp, tinh hoa và bản sắc của Hà Nội. Tôi mong rằng những bức ảnh này sẽ là một nốt trầm trong bài ca về Hà Nội, như một tia nắng chiều làm bừng sáng những cổng chùa cổ kính đã phai màu thời gian, như một bông cúc vàng trong vườn hoa bên hồ khi thu về... để chúng ta thêm yêu và trân trọng những gì mà Hà Nội đã và đang có hôm nay”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích chia sẻ.

Với những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, triển lãm hứa hẹn sẽ là một điểm đến tham quan hấp dẫn cho cả người dân Hà Nội và du khách trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 31-10.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Cùng điểm qua vài hình ảnh về Hà Nội ngày xưa.

“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

Bách thú Hà Nội được khởi công vào năm 1890 - hai năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa. Ban đầu đây là một vườn thí nghiệm, nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất là từ các quốc gia thuộc địa châu Phi để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt. Cùng với cây, một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông đã quy tụ về.

“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân/ Thức gì cũng có xa gần bán mua”. Câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến chợ biểu tượng của Thủ đô. Đây là một trong những ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Địa danh này có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Xưa kia chợ bán rất nhiều loại hàng, nhưng hiện tại chủ yếu bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau qua mỗi triều đế vương. Nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Lúc này, Hà Nội chưa có đê chạy dọc sông Hồng nên góc nhìn từ con đường mang tên khá lạ “Quai de Commerce” (Kè Thương mại) ra sông khá thoáng. Tên này được người Pháp gọi chung cho con đường ven sông Hồng. Phía xa là cầu Long Biên, biểu tượng huyền thoại của Hà Nội, còn tồn tại đến ngày nay.

Phố Hàng Đào. Rue de la Soie - tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội - đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ). Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Mã Mây xưa kia là hai phố với hai đặc trưng hàng nghề là hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc. Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc từng trú quân tại đây.

Nhà thờ Lớn Hà Nội là kiến trúc ít biến chuyển nhất qua thời gian còn tồn tại giữa lòng thủ đô. Nhà thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi. Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay.

Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh.

Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…

Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…

Posted by 36hn on Tháng Sáu 22, 2015 · Gửi bình luận

Hàng Ngang – Hàng Đào là một dãy phố chính nằm tại trung tâm của khu phố cổ Hà Nội. Khác với những con phố được đặt tên theo sản phẩm mua bán đặc trưng của nó, phố Hàng Ngang (Rue des Cantonnais) lại có một cái tên khá lạ nhưng vẫn mang những dấu ấn riêng biệt trong khu phố cổ.

Cổng phố Hàng Ngang. Mục đích bảo đảm an ninh cho cư dân trong phố.

Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Do nhiều biến động của nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển ở nước ta vào thế kỷ 17, 18 nên có những con phố không còn chuyên doanh, chuyên một nghề nào nữa mà dựa vào sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội mà những con phố đó có một cái tên mới. Phố Hàng Ngang chính là một trường hợp biến đổi tên gọi của phố Hàng Lam vào thế kỷ 19.

Ngay từ thời kỳ đầu tự chủ của chế độ phong kiến trung ương, những quy định được thiết lập một cách chặt chẽ. Chỉ riêng về màu sắc trang phục cho vua, quan, dân cũng đã có sự phân biệt rõ ràng. Màu vàng dành riêng cho vua, màu đỏ đại hồng cho các quan đầu triều, màu xanh lam chỉ các quan trước tứ phẩm mới được dùng. Từ đó, hai phường thợ nhuộm màu đào, đỏ, da cam… và xanh lam, xanh da trời… đã lập ra hai phố Hàng Đào và Hàng Lam.

Nghề nhuộm cần có đất rộng vào ao hồ để giũ vải và phơi thành phẩm. Những thế kỷ sau do nằm trên trục trung tâm Kẻ Chợ, một thước đất ở hai phố trên đều rất đắt giá nên những hiệu nhuộm ở đây đã lần lượt bán hết cơ ngơi của mình. Họ lui về cuối phố Hàng Bông, xa khu trung tâm, đất còn rộng lại có con ngòi lớn chảy xiết, thuận lợi cho việc nhuộm vải, giá lại rẻ nên họ tập trung lại để lập ra phố Hàng Bông Thợ Nhuộm (nay là phố Thợ Nhuộm).

Phố Hàng Lam không còn hiệu nhuộm nào nữa nên phải mượn tên của phường sở tại là phường Diên Hưng để gọi. Đến triều Hậu Lê, bộ mặt phố Hàng Lam và cả Hàng Đào đều thay đổi nhiều. Nhiều ngôi nhà của thương gia người Việt và khách trú Hoa Kiều được xây cất khang trang, bề thế với những mặt cửa hàng rộng ba gian và gác cổ diêm để cất chứa hàng.

Ngã tư Hàng Bạc – Hàng Bồ – Hàng Ngang và Hàng Đào

Phố Hàng Ngang nhìn từ góc phố Hàng Bạc.

Toàn cảnh phố Hàng Ngang nhìn từ phố Hàng Đào

Nổi bật là tiệm Rồng Vàng (Au Dragon d’or)

5 trong số 7 bức ảnh này được chụp từ vị trí ngã tư. Khi đặt cạnh nhau, chúng cho thấy sự thay đổi của những ngôi nhà qua năm tháng

Nguồn:tranthanhnhan1963c.blogspot.fr 36phophuong.vn