Lái xe ở Úc cũng giống như lái xe ở quê nhà vậy, đều sẽ mang lại cho bạn nhiều tự do, chủ động và cảm giác an toàn hơn.
Lái xe ở Úc cũng giống như lái xe ở quê nhà vậy, đều sẽ mang lại cho bạn nhiều tự do, chủ động và cảm giác an toàn hơn.
Mặc dù, du học sinh được phép lái xe ở Úc với bằng lái xe được cấp ở Việt Nam tuy nhiên điều này không phải là vĩnh viễn, thay vào đó sẽ có giới hạn thời gian về bằng lái xe Việt Nam hợp pháp khi điều khiển phương tiện giao thông ở Úc. Cụ thể, thông tin thời gian du học sinh lái xe ở Úc bằng giấy phép lái xe nước ngoài theo từng tiểu bang là:
Mỗi vùng lãnh thổ và tiểu bang ở Úc có bộ quy định riêng liên quan đến việc cấp giấy phép. Để tìm thông tin về việc du học sinh có thể xin giấy phép lái xe Úc ở đâu bạn có thể theo dõi bảng sau:
Điều đáng mừng là du học sinh Việt được phép lái xe ở Úc khi bạn đủ tuổi và có bằng lái xe hợp lệ. Việc có thể tự mình lái xe mang đến cho bạn sự tự do và chủ động hơn rất nhiều trong việc di chuyển và khám phá nước Úc. Tuy nhiên, cần lưu ý là ể lái xe ở Úc an toàn, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc giao thông.
Nếu vi phạm bất kỳ điều nào, bạn có thể bị phạt nặng và trong một số trường hợp, thậm chí có thể bị buộc tội hình sự. Nước Úc có mức phạt rất cao, vì vậy bạn phải tuân thủ các quy tắc luật giao đông để đảm bảo rằng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi du học Úc và sinh sống ở đây.
Nếu bạn đang gặp khó khăn nào và hay cần tư vấn về lộ trình du học Úc, hãy liên hệ với Du Học Hợp Điểm ngay - đội ngũ tư vấn du học Úc nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn miễn phí nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian để hành trình du học Úc được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Từ khi còn bé, bố mẹ đã dạy bạn đi lề bên phải. Khi đi học lái, bạn cũng lái xe bên phải. Rồi bạn mang tấm bằng đi dịch ra tiếng Anh và công chứng để lái xe ở Australia, bạn bỗng dưng trở thành một người lái xe bên lề trái.
Lái xe bên lề trái ở Australia là thách thức không nhỏ với những người Việt quen đi lề phải. Ảnh minh họa: Australia.edu
Cái đã gọi là thói quen ấy cần được thay đổi, để làm quen với cách lái xe mới, làm quen với luật giao thông mới và bạn phải đối phó với những căng thẳng kiểu mới. Tất nhiên quà tặng của việc bạn có thể tự lái xe cũng rất nhiều.
Mua một chiếc xe hơi ở Australia thật đơn giản. Sinh viên quốc tế thường không chọn hàng xe xịn, xe mới mà chọn xe đã qua dùng rồi. Có lẽ không thể gọi là xe "second hand" mà phải gọi là "third-hand", "fourth-hand" mới đúng. Dòng xe năm chỗ Toyota của Nhật được xem là hàng dễ mua, dễ bán vì có ưu điểm là máy êm, khỏe, chạy không hao xăng, ít hỏng.
Người Australia thì có dòng xe Holden với biểu tượng con sư tử chồm lên quả địa cầu là hàng nội địa. Xe này cũng khá nồi đồng cối đá. Các hãng khác như KIA, NISSAN… cũng đều là những dòng xe đơn giản dễ bán và rẻ tiền. Với 2.500 đến 6.000 AUD (từ một đến ba tháng học bổng), bạn đã có thể làm chủ một chiếc xe hơi thường thường nhưng cũng oách chán, vì nếu ở Việt Nam bạn thường phải trả gấp hai đến ba lần mới mua được một chiếc xe như thế. Khi mua bảo hiểm xe, phí bảo hiểm sẽ dựa trên số tiền mà bên bán và bên mua thỏa thuận bán cho nhau. Thường các xe cũ, bảo hiểm tầm 200 AUD một năm.
Vợ chồng tôi mua một chiếc Toyota Camry 1999 với giá 4.500 AUD (gần 4.000 USD) từ một đôi tình nhân gái Trung Quốc, trai Ấn Độ. Chiếc xe có vài vết xây xước xung quanh vì cô gái có vẻ không khéo léo khi đưa xe vào garage. Từ khi mua xong xe, tôi có bốn tuần để đăng ký.
Bên này thì ai cũng chạy xe chính chủ cả. Đăng ký xe cũng rất đơn giản. Chỉ mất mười lăm phút với chi phí chừng 100 AUD là tôi đã có một tờ giấy chứng nhận sở hữu của một cái ô tô cũ. Tiếp theo là trả tiền bảo hiểm chừng vài trăm đô nữa. Mỗi năm nộp phí để lưu hành xe khoảng 1.000 AUD một năm.
Nếu bạn đi học ở đây bốn năm, tiền bảo hiểm và lệ phí khoảng chừng 5.000 AUD nữa. Ai định mua xe đi trong bốn năm thì ước tính tốn khoảng 10.000 AUD (gần 9.000 USD). Tất nhiên sau đó, nếu may mắn thì bạn cũng bán lại được với giá 60-70% giá mua ban đầu.
Mua xe là phần dễ nhất, lái xe đối với bọn con gái mới khó hơn nhiều. Chồng tôi mua xe xong thì chỉ còn mười ngày ở Australia. Anh lên kế hoạch sẽ kèm tôi lái chừng 1.000 km cho quen trước khi anh về. Cung đường chinh phục đầu tiên là đường từ nhà ra ngõ nhập vào đường chính rồi chạy vào trường đại học cách nhà hơn hai cây số.
Tôi thường lái xe lúc 5 giờ sáng khi đường còn rất vắng để đỡ ngợp. Vừa chăm chú nhìn phía trước, vừa liếc ba chiếc gương trái phải giữa, vừa phải nhấn ga đạp phanh, căng thẳng. Cũng may khi còn ở nhà tôi đã học lái xe cẩn thận nên khi ngồi lên xe cũng vững dạ hơn nhiều. Lòng tôi thầm cảm ơn thầy dạy lái xe ở nhà đã dạy mình rất cẩn thận. Hồi đó ở nhà ngày nào cũng dặn đi dặn lại thầy một câu: "Anh dạy em thật cẩn thận nhé! Em cần phải học nghiêm túc để sang Australia chạy xe chở hai đứa con. Sinh mạng hai đứa trong tay em. Em không cẩu thả được".
Mất vài tuần đầu, lúc chuẩn bị lái xe cứ quen mở cửa xe bên trái, trong khi tay lái ở Australia lại đặt ở bên phải. Tôi còn phải bỏ thói quen nhớn nhác khi lái xe ở Hà Nội, đang chạy trên đường thẳng cứ nơm nớp một tên nào đó nhô từ trong ngõ ra. Bên này quyền ưu tiên rất rõ ràng, nếu bạn đang chạy xe thẳng, những người rẽ nhập vào đường của bạn đều phải nhường bạn. Những người định rẽ trái hay phải đều phải đợi đến khi an toàn mới rẽ.
Có hai thứ khó nhất khi chạy xe ở Australia là theo đúng làn đường và đi vào và ra khỏi bùng binh. Ngoài việc phải cắm cúi chạy bên trái đường thì bạn phải chạy đúng làn mình đang đi. Nếu muốn sang làn, phải xi nhan chuyển làn. Nghe đơn giản vậy nhưng lúc đầu cũng không dễ.
Được cái các biển báo bên này rất rõ ràng, các biển "keep left" (đi theo bên trái) làm ta biết phần đường mình đi. Làn đường được kẻ rõ ràng ở mọi con đường. Ở các lằn ranh đường còn gắn những biển phản quang hơi gồ lên để ban đêm giúp mọi người nhìn làn đường rõ hơn. Nó sẽ sần sật ngay dưới bánh xe nếu bạn chạy lấn lên vạch kẻ phân làn.
Tuy đường kẻ rõ ràng nhưng thời gian đầu tôi vẫn bị nhầm. Một lần tôi thấy GPS nói là rẽ phải, tôi ung dung rẽ phải và thấy một chiếc xe đi ngược lại ngay vào mũi mình. Tuy nhiên, người lái xe ở đây cực kỳ nhã nhặn. Họ không hề tức giận, bấm còi để cho bõ tức mà nhẹ nhàng chuyển sang làn khác để tôi có thời gian chạy qua đúng làn của mình. Đến khi nhập vào làn trái xong xuôi tôi mới thấy run sợ. Nếu lúc đó tôi gặp một anh cảnh sát thì chắc chắn đã ăn một cái vé phạt.
Vào bùng binh thì bạn phải nhường xe đã ở trong bùng binh và nhường xe bên phải. Có lần khi đợi ở một ngã tư, tôi đợi đến năm phút, biết bao xe vượt qua mặt mình rồi và sau mình các xe đọng lại cũng dài một hàng làm tôi đầy sốt ruột. Nhìn thấy cái xe bên phải cũng còn xa xa, tôi vội vàng vọt lẹ mà cho rằng như thế cũng đủ an toàn. Nhưng đen đủi thay, vớ ngay một anh cảnh sát đang lái chiếc xe đó, lập tức tôi bị dừng lại.
Anh ta đến hỏi tên tuổi, địa chỉ của tôi rồi nói tôi đã không nhường đường an toàn. Anh lập tức viết cho tôi phiếu phạt 300 AUD. 300 AUD là bằng 6 triệu đồng ở Việt Nam, đủ mua hai chiếc xe đạp thể thao hay một chiếc xe máy nhàng nhàng. Tiếc tiền là một chuyện nhưng khi bị phạt, mình cũng bủn rủn chân tay. Đến nỗi hôm sau xách xe ra đường rồi, tôi run quá lại phải đưa xe về cất rồi đi bộ. Tuy nhiên sau đó thì tôi lái xe tử tế hẳn nên sự trừng phạt trong trường hợp này là cần thiết.
Tốc độ cũng là một thách thức khi bạn mới tập lái xe. Đường ở Australia thường cho phép lái xe rất nhanh. Nhiều đường núi uốn khúc quanh co, vận tốc cho phép vẫn là 60 km/h, đường cao tốc thì 80, 90 đến 110km/h.
Đi dọc những con đường sạch sẽ, hai bên là những hàng cây cổ thụ, là cánh đồng và trang trại, là những thành phố lớn và thị trấn nhỏ, đó là lúc bạn thấy việc mình biết lái xe thật tuyệt như thế nào. Ảnh minh họa: australian traveller
Lần đầu lái xe lên núi Tamborine, tôi rón rén lái xe chầm chậm. Đường núi lại chỉ có hai làn một lên một xuống nên thỉnh thoảng tôi thấy sau mình dồn một hàng xe dài. Chắc các lái xe sau tôi phải sốt ruột lắm vì tôi quá chậm so với tốc độ cho phép. Vậy mà các lái xe ở Australia tử tế lắm, không hề sốt ruột bấm còi, cứ nhẫn nại đi sau đuôi xe tôi. Thỉnh thoảng tôi phải tạt vào lề cỏ để các xe sau được giải phóng. Nhiều lúc dừng lại, tôi đếm được đến 15, 16 chiếc xe đang vui mừng vượt qua tôi. Tôi cứ làm kỳ đà cản mũi như thế trong nhiều ngày cho đến khi quen rồi thì chạy băng băng.
Đi vào đường cao tốc lúc đầu tôi cũng sợ. Các xe đều chạy 90, 100 km/h. Chỉ mong được chạy chậm hơn. Nhưng cuối cùng, tôi phát hiện ra chạy đường cao tốc cũng không khó và đến khi quen rồi thì thấy thật là phấn khích. Thậm chí nếu cho chạy hơn 120k/h mình cũng chạy được.
Với người mới lái xe như tôi, phải mất chừng một tháng tôi mới hết bị áp lực khi lái xe. Khi thành thạo rồi thì việc lái xe đi chơi thật dễ dàng. Bạn có thể đi nhiều nơi xa trong thời gian rất ngắn. Đi cách nhà hơn 100 km đã không còn là điều gì đáng ngại khi bạn chỉ cần chạy xe chừng một tiếng đồng hồ là đến nơi. Sau khi lái xe chừng nửa năm ở Australia, chồng tôi, tôi và các bạn của mình đã thuê xe lái hàng nghìn cây số từ Melbourne sang Sydney. Đi dọc những con đường sạch sẽ, hai bên là những hàng cây cổ thụ, là cánh đồng và trang trại, là những thành phố lớn và thị trấn nhỏ, đó là lúc bạn thấy việc mình biết lái xe thật tuyệt như thế nào.
Tôi ở Australia một mình với hai con, có lúc có bà ngoại qua giúp, có lúc không. Chồng chỉ qua thăm mấy mẹ con. Vì thế biết lái xe với tôi thật tuyệt khi phải tự đưa con đi học, đi chợ, đưa chúng đi đến nhà bạn hay đi chơi. Biết lái xe bạn sẽ đi được xa hơn, biết nhiều nơi hơn.
Bây giờ, khi ai có ý định du học ở Australia, tôi đều dặn "Nhớ học lái xe và có bằng lái trước khi sang Australia nhé!".
Kinh nghiệm chuẩn bị lái xe ở Australia
Hãy học lái xe từ khi còn ở Việt Nam và lấy bằng ở Việt Nam, nếu không bạn lại phải qua Australia học mất thời gian và tốn tiền. Nhớ là học thật cẩn thận, càng kỹ bao nhiêu, thạo bao nhiêu, cẩn thận bao nhiêu, qua đây chuyển tay lái nghịch càng dễ dàng.
Đi bộ và đạp xe bên trái cho quen với việc đi bên trái trước khi lái xe.
Khi đi xe bus hay taxi hoặc được ai có xe cho đi nhờ ở Australia, bạn nên ngồi cạnh hoặc gần chỗ người lái, quan sát cách họ lái xe để dễ hình dung.
Nhờ những người giỏi lái xe chỉ cho bạn. Các thầy luyện lái xe bên này lấy công theo giờ chừng 50 AUD/h. Ai biết lái ở Việt Nam rồi học nhanh chắc mất khoảng năm bảy buổi, mỗi buổi một tiếng là lái được. Ai không nhanh cũng phải luyện thêm 10, 20 tiếng.
Thời gian đầu mới lái nên có người biết lái ngồi cùng bạn để nhắc bạn đi đúng luật.
Luôn tôn trọng luật giao thông.
Người lái xe ở Australia rất văn minh lịch sự, bạn hãy tập cho mình thói quen đó.