Giá nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua giữ ổn định so với tuần trước. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng không có sự biến động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng, gạo xuất khẩu đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%; sản lượng xuất khẩu đạt 6,16 triệu tấn, tăng 5,9%.
Giá nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua giữ ổn định so với tuần trước. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng không có sự biến động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng, gạo xuất khẩu đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%; sản lượng xuất khẩu đạt 6,16 triệu tấn, tăng 5,9%.
Vietnam+ - 27/09/2023 6:35:00 SA
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi, xuất khẩu gạo của địa phương hiện nay rất khả quan, góp phần thúc đẩy tiêu thụ gạo của Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Ước tính, trong 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh xuất được khoảng 138 nghìn tấn gạo, tăng hơn 52.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch 80,6 triệu USD, tăng 115% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng về xuất khẩu lúa gạo cao nhất từ trước đến nay của tỉnh Tiền Giang.
Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo, chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của tỉnh; kế tiếp là Philippines, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thị trường khác. Ngoài ra, còn có những thị trường khác như: châu Âu, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết thêm, trong những tháng cuối năm 2023, tỉnh tiếp tục tận dụng thời cơ và cơ hội thị trường triển khai các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, cập nhật tình hình giá cả hàng hoá, biến động cung cầu trên thị trường thế giới, về biện pháp quản lý của các đối tác nhập khẩu để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, các ngành công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn…cùng chung tay xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính liên kết vùng, ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, có sự phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, các ngành, hiệp hội trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, phát triển các ứng dụng, nền tảng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực, nhận thức cho các doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại nói chung và ngành lúa gạo nói riêng.
Đặc biệt là tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước về ngành hàng lúa gạo; tăng cường chuyển đổi số trên lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi. Qua đó, vừa tạo thuận lợi kết nối thị trường vừa hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho hạt gạo Tiền Giang trong tương lai.
Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xuất khẩu gạo theo thẩm quyền, nhất là chủ động ứng phó trước xu hướng gia tăng các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay.
Ngoài ra, thường xuyên kết nối với mạng lưới phân phối trong nước qua hệ thống các chợ và các siêu thị để đảm bảo nguồn cung hàng hóa đủ cho thị trường trong nước, tránh gây ra biến động về giá theo phân khúc thị trường của từng chủng loại gạo.
Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp khu vực sông Tiền, Tiền Giang hiện có khoảng 70.000 ha đất canh tác mỗi năm hai - ba vụ, sản lượng trên 1,1 triệu tấn lúa/năm. Đồng thời, toàn tỉnh có 186 hợp tác xã nông nghiệp, khoảng 500 doanh nghiệp kinh doanh, xay xát, chế biến lúa gạo xuất khẩu.
Ước tính, mỗi năm, các doanh nghiệp tại Tiền Giang xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo, chiếm bình quân khoảng 3% so với cả nước và thu về hàng trăm triệu USD./.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng do đồng baht mạnh lên, trong khi lũ lụt ở Bangladesh làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 580 USD/tấn, tăng từ mức 570 USD trong tuần trước, do đồng baht tăng giá.
Giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa do tình hình lũ lụt được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung trên toàn quốc. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 540-545 USD/tấn, cũng không thay đổi so với tuần trước.
Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng trong phiên giao dịch ngày 30-8, qua đó khép lại tuần vừa qua với mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng do tâm lý lo ngại về sản lượng sụt giảm ở châu Âu. Trong khi đó, giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và giá ngô tăng nhẹ khi nhu cầu đối với các loại ngũ cốc này đi lên.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Ngày 26-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới.
Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong năm 2022 - mức cao nhất trong 10 năm, nhưng ấn tượng hơn cả là trong một số thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới.
Giá gạo xuất khẩu nhiều thời điểm cao nhất thế giới
Trong Báo cáo mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết, năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, cao nhất 10 năm, đạt giá trị 3,45 tỷ USD, tăng 5,1% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân năm qua đạt 486 USD/tấn.
Trong nhiều tháng, từ tháng 8/2022 đến hết năm, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới, vượt gạo Thái Lan 15-27 USD/tấn và cao hơn gạo Ấn Độ 40-50 USD/tấn.
Đà tăng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì trong 2 tháng đầu năm 2023, với mức bình quân gần 520 USD. Vì thế, sản lượng xuất khẩu dẫu giảm trên 20% trong tháng đầu năm, nhưng vẫn tăng xấp xỉ 7% về trị giá.
Đánh giá chung, Bộ Công thương cho hay, lượng lúa gạo đã được tiêu thụ hết cho người nông dân, nhờ đó đảm bảo lợi ích người trồng lúa có lãi, bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện tại là 463 USD/tấn (giá FOB), tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2022. Giá này tương đương gạo Thái Lan và cao hơn Ấn Độ, Pakistan 20-23 USD/tấn.Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
Đối mặt với nhiều biến cố của thị trường lương thực thế giới, nhưng gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, EU… và gạo thơm ST24, ST25 xuất khẩu đã có giá trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn 2 lần giá xuất khẩu gạo trắng thông thường. Đây cũng là một năm khá thành công cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khi có nhiều đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường lớn.
Ngành sản xuất lúa gạo đang tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm sản lượng, tăng chất lượng, với các chủng loại gạo cao cấp, gạo thơm, tập trung vào các yêu cầu cao của thị trường thế giới, như sản xuất xanh, giảm phát thải, giảm thuốc trừ sâu, tăng sử dụng phân bón hữu cơ…
Điều này lý giải một phần vì sao giá gạo Việt Nam luôn ở mức cao trong thời gian gần đây. Đặc biệt, giá một số loại gạo có thương hiệu nổi tiếng như ST24, ST25 đã tăng đột biến, lên trên 1.200 USD/tấn.
Đáng chú ý, năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã khai thác tốt thị trường EU và sử dụng hết lượng hạn ngạch 80.000 tấn mà EU dành cho Việt Nam theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), với mức thực hiện 94.510 tấn, cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng tăng và đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính và tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây cũng là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng, chủng loại gạo chất lượng cao để tận dụng tối đa lợi thế.
Cũng trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt vào EU, từ đó đưa mức tăng trưởng tại thị trường này đạt hơn 200%. Từ cuối năm ngoái, Tập đoàn đã nhận được đơn đặt hàng lên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU trong năm 2023.
Tiếp tục đa dạng hóa thị trường
Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu gạo năm 2023 cơ bản vẫn thuận lợi (khoảng 6,5 - 7 triệu tấn), do sự quay trở lại của các thị trường như Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc.
Ngay lúc này, tín hiệu mừng là các đơn hàng từ Trung Quốc và Philippines tăng mạnh. Mừng nhất là Trung Quốc, sau năm 2022 giảm nhập gạo từ Việt Nam, nay liên tục chốt đơn hàng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng qua, Trung Quốc nhập khẩu 152.640 tấn, tương đương 90 triệu USD, tăng 86% về lượng và tăng 120% kim ngạch.
Giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc đứng đầu, với mức 589,7 USD/tấn (tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo các doanh nghiệp, khách hàng Trung Quốc hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm cao cấp như gạo thơm và gạo nếp, vốn là chủng loại gạo có giá cao.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) chia sẻ, doanh nghiệp đã ký kết được đơn hàng 2.000 tấn xuất sang Trung Quốc và đang triển khai xuất khẩu theo yêu cầu của đối tác. Đồng thời, Trung An đang đàm phán tiếp lô hàng khoảng 20.000 tấn.
Philippines, thị trường nhập trên 3 triệu tấn gạo Việt Nam trong năm ngoái, vẫn trong đà tăng nhập khẩu gạo. Lượng tồn kho của nước này giảm do nhiều diện tích gieo trồng bị tàn phá bởi bão Noru, chi phí phân bón tăng cao. Dự báo, nước này phải nhập khẩu 2,8 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, nên cũng tạo thêm cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu.
Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất, diện tích gieo trồng giảm 380.000 ha do hạn hán. Đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có tên trên bản đồ xuất khẩu gạo như Việt Nam.
Tuy vậy, Bộ Công thương cũng nhìn nhận nhiều thách thức với xuất khẩu gạo năm nay, như các thương nhân còn hạn chế trong chiến lược đa dạng hóa thị trường; xuất khẩu phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Philippines; xuất khẩu chủng loại gạo chất lượng cao còn hạn chế.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), ông Phan Văn Chinh cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, chi phí sản xuất lúa gạo cao...
Theo đó, ngành sản xuất lúa gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA đang thực thi.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần liên kết, đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất xanh để có thể tận dụng hết 80.000 tấn gạo sang EU theo cam kết trong EVFTA cùng các FTA với Vương quốc Anh và khai thác thị trường khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.